404 Not Found


nginx
VÕ ĐƯỜNG VĨNH XUÂN NGÔ GIA | Vĩnh Xuân Ngô Gia
  • VÕ ĐƯỜNG VĨNH XUÂN NGÔ GIA

    VÕ ĐƯỜNG VĨNH XUÂN NGÔ GIA

    Hà nội cuối thu, gió se se lạnh. Lá vàng xào xạc dưới chân như quyến luyến mỗi bước người đi. Sắp đến ngày 22/10/2022, trong lòng các môn sinh của Vĩnh Xuân Ngô Gia lại nao nao, những học trò của Thầy Nguyễn Nam Vinh trên khắp các phân đường, sân tập, địa điểm tập luyện trong và ngoài nước, đang cố gắng từng bước, dồn tâm sức luyện tập, đồng tâm hướng tới ngày đại lễ này.

    Năm 2022, là một năm vô cùng quan trọng đối với Vĩnh Xuân Ngô Gia, đó là tròn 100 năm ngày cụ Ngô Sỹ Quý – sáng tổ Vĩnh Xuân Ngô Gia – có mặt trên cõi đời này, 25 năm cụ dừng bước nhân gian, buông tay võ, buông tay vĩ cầm để tiếp tục rong chơi ở một nơi xa lắm, và tiếp nối tinh thần của cụ, năm 2022, Võ Đường Vĩnh Xuân Ngô Gia cũng đã tròn 15  tuổi.

    Có người thầm hỏi, sao Võ đường thành lập muộn vậy, thực ra, kể từ khi Cụ Quý cho phép các học trò của cụ, mang môn Nghệ thuật Vận động – Vĩnh xuân – Giới thiệu ra công chúng, nhằm quảng bá phương pháp tập luyện ưu việt, phù hợp với thể trạng của người Việt, khởi đầu từ những năm 1993, với sân tập đầu tiên là sân Cột Cờ, mang danh CLB trường Nguyễn Văn Trỗi, tuy nhiên, sau khi cụ mất (1997), trong các học trò của Cụ chỉ có Thầy Nguyễn Nam Vinh, Cô Đinh Diệp Hòa, Thầy Bùi Chương – những học trò của Cụ Quý, trong Ban chủ nhiệm Võ đường Vĩnh Xuân Ngô Gia, là tiếp tục kiên trì đi theo đúng đường lối của Cụ đã vạch ra, duy trì tên gọi Vĩnh Xuân Ngô Gia, chứ không thể hiện các danh xưng biến thể khác, cũng như giữ đúng phương pháp luyện tập của cụ đã trao truyền, không theo các phương pháp luyện tập có tên gọi khác …..; và điều này đã được trưởng tộc họ Ngô hiện tại là Ông Ngô Thanh Tùng, người đang duy trì hương hỏa họ Ngô, chịu trách nhiệm thờ cúng cụ Ngô Sỹ Quý, đã xác nhận. Và thông qua các cuộc viếng mộ cụ Ngô Sỹ Quý, tại nghĩa trang Yên Kỳ vào các dịp cuối năm, do họ Ngô tổ chức, trong đó có sự tham gia tích cực của Võ đường Vĩnh Xuân Ngô Gia, đã cho thấy sự gắn kết, thừa nhận chính danh này.

    Cụ Quý đã dành những năm đầu của tuổi thanh xuân của mình để rèn tập môn võ do sư phụ Nguyễn Tế Công truyền dạy, cùng người bạn tâm giao nghệ thuật, âm nhạc – Cam Túc Cường. Môn võ mà sau này khi là giáo viên của trường Thiếu sinh quân, bên Trung Quốc , cụ mới thấy người Trung Quốc đặc biệt tôn vinh môn võ này, và gọi chuẩn với tên gọi Vĩnh Xuân

    Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của người lính cụ Hồ, hoàn thành chí trai Hà thành, vai gánh vác non sông khi hữu sự, cụ Quý tiếp tục cuộc đời của một nhà giáo cho đến khi nghỉ hưu năm 1980, trong đó đau đáu tâm huyết của cụ, đó là mang môn võ mà nhờ cơ duyên may mắn cụ mới được học, mang ra xã hội, nếu được đưa vào trường học là tốt nhất, khi đó với chương trình cải cách hướng cho thế hệ tương lai của đất nước, xây dựng tinh thần thượng võ trên nền tảng rèn luyện tinh thần và thể chất ở mức tối ưu, với cấp số nhân, sẽ liên tục có những người đủ tài đức, tâm trí lực phụng sự Tổ quốc Việt Nam của chúng ta.

    Các khẳng định về giá trị tập luyện khi có sức khỏe, có đầy đủ sự nhạy cảm, tập trung và khả năng thư giãn đã được các nhà khoa học ở Học viện Quân Y và Viện Khoa học Việt Nam, thông qua các đề tài nghiên cứu, các hệ thống máy móc, đo đếm, đánh giá khách quan, chỉ số nổi bật đó là sóng não alpha(α) trước và sau khi luyện tập đều ổn định ở các môn sinh Vĩnh Xuân Ngô gia – Đề tài do Giáo sư Tô Như Khuê chủ trì, (các Thầy, học trò thế hệ 1  – F1 – của Cụ Ngô Sỹ Quý tham gia trực tiếp, họ cũng chỉ đạo các môn sinh ưu tú nhóm thế hệ 2 –  F2 –  tham gia), ngoài Thầy Nguyễn Nam Vinh – chủ nhiệm Võ đường Vĩnh Xuân Ngô Gia, có thể kể đến như Nhà văn Lương y Trần Việt Trung –  Chưởng môn Học phái Dưỡng sinh Nhu quyền; Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Quốc Toàn – cháu ngoại cụ Quý, người kiên trì tên môn phái là Ngô gia Hoàng Pháp, những năm gần đây, được bầu làm người đứng đầu Vĩnh Xuân quyền Hệ phái Ngô Sỹ Quý.

    Con đường của cụ Ngô Sỹ Quý được tiếp nối bởi những thế hệ học trò khắp trong Nam, ngoài Bắc. Tuy nhiên với danh xưng Vĩnh Xuân Ngô Gia, do Ban chủ nhiệm Võ đường Vĩnh Xuân Ngô Gia kiên trì lưu giữ, từng bước gây dựng, được sự ủng hộ và thừa nhận của Hội Võ thuật Hà Nội cùng tất cả các Môn phái, Võ phái có liên quan từ năm 2007 đến nay

    Với sự nghiêm túc của Ban chủ nhiệm, các học trò, môn sinh Võ đường Vĩnh Xuân Ngô gia luôn giữ gìn môn quy, cố gắng luyện tập, tham gia đầy đủ các chương trình chung của Hội Võ thuật Hà Nội, được đánh giá cao về tinh thần đoàn kết, tính nghiêm túc và chất lượng và giành các vị trí cao khi tham gia các kỳ tập huấn, thi đấu và lễ hội. Về thành tích, đáng kể nhất trong các bài quyền tập thể, cá nhân, có sự đóng góp không nhỏ của các phân đường như Văn Chương, Triều Khúc, Voi Phục, Hà Đông, Văn Lâm – Hưng Yên và phân đường Phan Đình Giót, nơi Cô Đinh Diệp Hòa đang trực tiếp ngày đêm giảng dạy.

    Một nén tâm hương, được các cháu con đồng tâm dâng lên Cụ Ngô Sỹ Quý, kính mong cụ chứng giám lòng thành, các con các cháu thế hệ F2, F3 mong ngóng đến ngày 22/10/2022, để thể hiện những gì tốt nhất cụ đã răn dạy và được Ban chủ nhiệm Võ đường Vĩnh Xuân Ngô Gia nghiêm khắc duy trì suốt những năm qua.

    Kính nhớ cụ Ngô Sỹ Quý. – Hà nội, cuối thu 2022.

    Vĩnh Xuân Ngô Gia, bài ca vang mãi

    Tổ, người khai sáng, học cụ Tế Công

    Cụ Ngô Sĩ Quý, cụ Cam Túc Cường

    Một đôi bạn thân, cùng yêu nghệ thuật

    Khổ công luyện tập, ba chín –  bốn hai (1939-1942)

    Chiến tranh kéo dài, thành cuộc phân ly

    Kẻ ở người đi, khuất xa biền biệt

    Dòng đời cứ tiến, con cháu sinh sôi

    Tuyệt nghệ trong người, dần dần tổng kết

    Quyền gồm Bát pháp, Trung lộ – Tam tinh

    Tổng hợp Ngũ hình, thuận theo Thất đáo

    Chín hoá một công, không gân, cố, với

    Dưới bảy (7) trên ba (3), tâm tính khoan hoà

    Dũng khí bao la, Quyền như hoa nở

    Lịch duyệt cởi mở, bạn võ khắp nơi

    Bảy nhăm (75) tuổi trời, Cụ về với Tổ

    Kế thừa hạnh ngộ, con cháu tiếp theo

    Từ sân Cột Cờ, rồi qua Hàng Trống

    Văn Chương, Hoa Sen, mở thêm Triều Khúc

    Văn Lâm, Voi Phục, tách xuống Hà Đông

    Lớp học tăng dần, nhờ Ban Chủ nhiệm

    Bác Chương, Cô Hoà, cùng với Thầy Vinh

    Chung tay xây dựng Vĩnh Xuân Ngô Gia

    Một mái nhà chung, Nghệ thuật vận động

    Vui vẻ tin yêu, trong ngoài Nam Bắc

    Dưỡng sinh Trường thọ, soi tỏ Đông Tây.

    Cụ luôn ở đây trong tim con cháu

    Nhớ cụ kính cáo, một nén tâm nhang

    Ai còn mơ màng, nhờ cụ chỉ bảo

    Chắp tay Nam mô A Di Đà Phật.

    “BTC Chương trình 100 Năm”

1Comment
  • Posted by Duc Tho on 18 Tháng Mười 2022 at 12:02 chiều

    BTC tuyệt vời quá. Cảm ơn rất nhiều.

    Reply

Leave a reply

Contact Me on Zalo